
Cửa hàng trên phố Hàng Mã chỉ bán pháo giấy, không bày bán các loại pháo hoa, pháo có thuốc nổ. Ảnh: PV
Theo Nghị định 137/2020 có hiệu lực từ 11.1.2021, người dân được phép sử dụng pháo hoa - loại pháo không gây ra tiếng nổ từ các đơn vị sản xuất trong nước được cấp phép - trong dịp tết, sinh nhật, khai trương, kỷ niệm... Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều vụ việc liên quan tới vận chuyển, sử dụng pháo hoa lậu, pháo nổ trái phép đã bị xử lý. Người dân cần tránh nhầm lẫn trong việc hiểu các quy định cho phép sử dụng pháo hoa để không vi phạm pháp luật.
Cửa hàng
không bán pháo nổ, trên mạng vẫn ngang nhiên
Thực tế,
về việc sử dụng pháo, theo ghi nhận của Lao Động, nhiều ngày, dọc tuyến phố
Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khi được hỏi về những loại pháo bán, các cửa
hàng đều đưa ra một số loại pháo như pháo giấy, pháo bông, pháo sáng sinh
nhật,…. Điểm chung của các loại pháo ở các cửa hàng này đều là không có thuốc
pháo và không phát ra tiếng nổ. Loại pháo này chỉ có tác dụng trang trí, khi sử
dụng có thể phát ra ánh sáng. Một số cửa hàng có bán thêm các loại pháo pin,
pháo điện…
Giá các
sản phẩm kể trên đều có giá thành tương đối rẻ, chỉ từ 30.000 – 50.000đ khách
hàng đã có thể mua được 1 túi pháo hoa phụt, pháo giấy, hoặc pháo bông dùng
trong các dịp như sinh nhật, liên hoan,... Đắt hơn một chút đối với bộ pháo hoa
điện sử dụng trong các sự kiện, hội nghị thì có giá từ 250.000 – 300.000
đồng/hộp.
Chị
Nguyễn M.T. (42 tuổi, quản lý cửa hàng tạp hoá trên phố Hàng Mã, quận Hoàn
Kiếm) cho biết, hiện tại, của hàng chỉ bán loại pháo không có thuốc nổ, chỉ có
thể phát sáng, trang trí. “Ở đây không bán các loại pháo bắn lên trời phát ra
tiếng nổ, không bán các loại pháo có thuốc nổ. Bạn có đi cả dãy phố này cũng
thế thôi” - chị T. quả quyết.
Theo chị
T., khi đến cửa hàng, nhiều người hay hỏi mua đó là pháo bông hoặc pháo giấy
đám cưới. Loại pháo giấy đám cưới (ống pháo bông bắn kim tuyến) thường có loại
dài bao gồm loại hoa hồng và kim tuyến với mức giá khoảng 120.000 đồng/ 6 quả.
Loại ngắn có giá trung bình khoảng 100.000 đồng /10 quả. Bên cạnh đó, một số
loại khác cũng được bày bán như pháo sáng sinh nhật có giá khoảng 50.000
đồng/10 que.
Các tiểu
thương ở phố Hàng Mã cho biết hầu hết các loại pháo như pháo giấy, pháo bông,
pháo pin… đều được nhập từ Trung Quốc bởi giá thành rẻ và nhiều mẫu mã để phù
hợp với nhu cầu của người mua và người bán.
Dù pháo
hoa, pháo hoa nổ không được bán ở các cửa hàng công khai thì trong một diễn
biến liên quan, theo tìm hiểu của PV Lao Động, những loại pháo hoa này, thậm
chí loại pháo có thuốc nổ lại được quảng cáo, bán trong những nhóm kín trên
mạng xã hội facebook. Nhiều loại pháo bị cấm như pháo nổ, pháo trứng, pháo bi
được quảng cáo bán với lời mời giá công khai.
Cụ thể, trong
nhóm kín “Pháo Tết 2021 không Cọc” với hơn 2.400 thành viên. Khi được hỏi về
các loại pháo bán ở đây, nhiều tài khoản đều cho biết một số loại như pháo
trứng, pháo nổ đều là loại hàng cấm, được bán lén trên thị trường.
Theo khảo
sát, loại pháo trứng có giá khoảng từ 20.000 – 25.000/ quả với tầm bắn từ 10 –
20m, nổ tương đối to. Bên cạnh đó loại pháo nổ, với loại lớn là 8000 đồng /
viên còn loại nhỏ là 5000 đồng/viên. “Ở đây chỉ giao hàng chứ không bán trực
tiếp sản phẩm, trước khi nhận hàng, khách hàng có thể xem trước được sản phẩm”,
anh Đ.H – một chủ tài khoản Facebook bán hàng online cho biết.
Bắt quả
tang nhiều vụ vận chuyển, sử dụng pháo trái phép
Liên quan
tới việc này, thời gian vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá và
bắt nhiều người vận chuyển, sử dụng pháo trái phép. Mới nhất, ngày 4.12, Công
an xã Ngọc Lũ (Bình Lục, tỉnh Hà Nam) cho biết vừa bắt quả tang đối tượng Trần
Văn Thành SN 1990, trú ở thôn Đội 3 xã Hưng Công, huyện Bình Lục về tộ tàng trữ
pháo nổ trái phép.
Theo
thông tin vụ việc, ngày 2.12, trong khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đảm bảo
an ninh trật tự trên địa bàn Công an xã Ngọc Lũ đã phát hiện bắt quả tang Thành
đang tàng trữ 72 quả pháo nổ, tại thôn Đội 5 xã Ngọc Lũ. Tại cơ quan công an,
Thành khai nhận mua số pháo trên qua mạng xã hội của một người không quen biết
với giá 1.000.000đ về để sử dụng.
Cũng
trong ngày 4.12, Công an huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) cho biết, ngày 1.12 tại địa
phận thôn Kéo Khoác, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tổ công tác Công an huyện Cao
Lộc phát hiện trên xe khách 88B -01069 có 1 thùng cát tông bên trong chứa 5
giàn pháo nổ loại 36 quả/giàn có trọng lượng 7kg. Lái xe khai nhận thùng hàng
trên là của một hành khách gửi vận chuyển về Bắc Ninh. Tiến hành các biện pháp
nghiệp vụ, Công an huyện Cao Lộc xác định được đối tượng gửi thùng pháo trên là
Hoàng Hồng Khanh (SN 1996, trú tại thôn Bản Lòa, xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc,
Lạng Sơn) và đã vận động đối tượng ra đầu thú.
Trao đổi
với Lao Động, Đại úy Vũ Quang Trung, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ba Sơn
(huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) thông tin, song song với việc tuần tra, kiểm soát
đường biên giới để phát hiện các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép thì lực
lượng chức năng vẫn tăng cường kiểm tra các trường hợp vi phạm khác liên quan
đến pháo nổ.
Do cuối
năm là thời điểm cao điểm liên quan đến những vụ vận chuyển pháp trái phép, Đại
úy Vũ Quang Trung cho biết, mới đây ngày 25.11 Đồn Biên phòng Ba Sơn đã phối
với với Đảng ủy, chính quyền 3 xã Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn tổ chức hội nghị ký
kết kế hoạch phối hợp đợt cao điểm rà soát, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ và pháo lưu giữ trong nhân dân. Các cơ quan cũng đề nghị người dân
nâng cao ý thức cảnh giác, không tham gia tiếp tay sử dụng và vận chuyển và
buôn bán pháo nổ.
Tránh
nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo nổ
Nghị định
137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo sẽ có hiệu lực từ 11.1.2021, đang thu
hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn
phòng, người phát ngôn Bộ Công an, pháo hoa mà cơ quan tổ chức, cá nhân được
phép sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này được hiểu là sản phẩm
có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc
trong không gian. Đặc biệt là không được gây ra tiếng nổ. Khi cơ quan, tổ chức,
cá nhân có nhu cầu sử dụng pháo hoa thì chỉ được mua của các tổ chức, doanh
nghiệp thược Bộ Quốc phòng, quy định tại khoản 2, điều 17 Nghị định 137.
“So với
Nghị định 36/2009 thì Nghị định 137/2020 quy định cụ thể, nghiêm khắc hơn. Ví
dụ như: Quy định pháo nổ và pháo hoa nổ. Trước đây Nghị định 36 chỉ nêu chung
là pháo hoa, nhưng nay quy định cụ thể và định nghĩa thế nào là pháo hoa, thế
nào là pháo hoa nổ. Và cấm pháo hoa nổ, còn pháo hoa thì vẫn sử dụng bình
thường” - Thiếu tướng Tô Ân Xô nói.
Theo LS Đặng Văn Cường (Đoàn LS Hà Nội), sự khác biệt lớn nhất của
pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít. Nói tóm lại,
người dân chỉ được sử dụng pháo hoa - loại pháo không gây ra tiếng nổ - trong
dịp tết, sinh nhật, khai trương, kỷ niệm. Theo Luật sư Cường, người dân cần
phải hết sức lưu ý việc này để tránh nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo hoa nổ,
tránh việc sử dụng vi phạm pháp luật.
Biên
phòng phát hiện bắt giữ nhiều vụ vận chuyển, buôn bán pháo nổ
Trong
thời gian qua, lực lượng Bộ đội biên phòng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận
chuyển pháo nổ qua đường biên.
Cụ thể,
từ 16.12.2019 đến ngày 15.12.2020, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn
xác lập và đấu tranh thành công 1 chuyên án (LS1219) phát hiện, bắt giữ tổng số
16 vụ với 13 đối tượng (7 vụ vô chủ); thu giữ tang vật 1.033kg pháo. Bộ Chỉ huy
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao Công an 7 vụ với
10 đối tượng, buôn bán 347kg pháo.
Ngoài ra,
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã xử lý hành chính 2 vụ, 3 đối
tượng với 14 kg pháo, phạt tiền 22,5 triệu đồng; 7 vụ vô chủ với 672kg pháo.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cũng phối hợp xử lý 3
vụ, 2 đối tượng, thu giữ 264kg pháo, 1 vụ vô chủ với 180kg pháo.
Tại Hà
Giang, dưới chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, từ ngày 1.1 - tháng
12.2020, các đồn biên phòng đã phát hiện bắt giữ 18 vụ vận chuyển pháo, với 15
đối tượng, thu giữ tổng số hơn 496kg pháo. Các vụ việc cơ bản hoàn chỉnh thủ
tục, bàn giao cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, trong năm 2021,
nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện là chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác nắm
tình hình địa bàn nội, ngoại biên; triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp
vụ... trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép
hàng hoá qua biên giới. Việt
Dũng